Bộ sưu tập di sản số

Một bộ sưu tập số hóa những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng

Về dự án

VỀ DỰ ÁN

Di sản Kết nối – Một dự án Di sản Văn hóa hướng đến sự Phát triển đồng đều

Bộ sưu tập di sản số là một nền tảng trực tuyến chia sẻ bộ sưu tập di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các cộng đồng, các nhóm và các cá nhân đa dạng tại Việt Nam.

Bộ sưu tập di sản số là một phần của dự án Di sản Kết nối, một dự án Di sản Văn hóa hướng đến sự Phát triển đồng đều do Hội đồng Anh Việt Nam thực hiện từ năm 2018 nhằm tạo ra các cơ hội để cộng đồng trực tiếp đóng góp và hưởng lợi từ việc bảo tồn di sản văn hóa. Nền tảng này này được thực hiện và điều phối bởi TUVA Communications.

Bộ sưu tập di sản số mong muốn trở thành một nền tảng trực tuyến trong lĩnh vực di sản văn hóa tại Việt Nam do chính người sử dụng sở hữu và sáng tạo nội dung, với những chức năng chính sau:

  • Học hỏi: Giới thiệu các di sản văn hóa dưới nhiều hình thức như ảnh chụp, hình vẽ, phim ngắn, hoặc file ghi âm. Đây sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho các cá nhân quan tâm có thể học hỏi về các di sản văn hóa sống của các cộng đồng khác nhau tại Việt Nam, đặc biệt các giá trị văn hóa ít được biết đến và có nguy cơ bị mai một. 
  • Chia sẻ: cho phép các thành viên cộng đồng, và các chuyên gia trong lĩnh vực di sản có thể tự đăng tải cũng như chia sẻ bất kì nội dung nào về di sản văn hóa của họ. Nền tảng này sẽ được xây dựng như thư viện mở và bất kể ai cũng có thể đóng góp nội dung. 
  • Hợp tác & phát triển: chia sẻ thông tin về các chuỗi các hoạt động bao gồm gặp gỡ báo chí, trò chuyện trực tuyến, các buổi chia sẻ thông tin, kể chuyện di sản hay các cuộc thi trực tuyến nhằm khuyến khích quảng bá các di sản văn hóa sống đến với công chúng. Hoạt động này có thể mở rộng và mang đến các cơ hội hợp tác và phát triển cho các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực di sản, phát triển bền vững, các cá nhân thực hành cũng như các thành viên cộng đồng tại Việt Nam.

Trong năm 2021-2022, nội dung ban đầu của bộ sưu tập di sản số đã hoàn thiện với 17 tư liệu về di sản văn hóa và việc thu thập này được thực hiện thông qua các đề xuất của các thành viên cộng đồng tại Gia Lai, Ninh Thuận, Kon Tum và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng chính là các cộng đồng mà Di sản Kết nối đã làm việc và hỗ trợ từ năm 2018. Bộ sưu tập này hướng đến các cộng đồng người Bahnar, Ede và Jrai ở Tây Nguyên, cộng đồng người Chăm ở Nam Trung Bộ, và cộng đồng nghệ sỹ và người mộ điệu các loại hình diễn xướng Nam Bộ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như các cộng đồng, cá nhân và tổ chức quan tâm và sở hữu di sản trên khắp Việt Nam. 

Trong tương lai, bộ sưu tập di sản số mong muốn tiếp tục nhận được các đóng góp của cộng đồng từ các địa phương khác nhau ở Việt Nam về các loại hình di sản phi vật thể khác và tiếp tục là nơi các cá nhân và chuyên gia quan tâm tới di sản văn hóa ghé thăm thường xuyên để chia sẻ thông tin và cùng trao đổi. Trong năm 2023 – 2024, chúng tôi dự kiến sẽ có các hội thảo chuyên đề về di sản văn hóa, cuộc thi và chuỗi podcast về chủ đề liên quan.  

Thân mời bạn khám phá các tư liệu và chia sẻ di sản của bạn cùng chúng tôi tại chính nền tảng này. Chúng tôi hy vọng thông qua các hoạt động trực tuyến cũng như các sự kiện của chương trình, chúng ta sẽ cùng góp phần gìn giữ và chia sẻ những giá trị di sản văn hóa của các cộng đồng đa dạng, đặc biệt là những di sản ít được biết đến và có khả năng sớm bị lãng quên.

Thông tin về dự án Di sản Kết nối

Di sản Văn hóa hướng đến sự Phát triển đồng đều là một chương trình nghiên cứu hành động do Hội đồng Anh thực hiện tại Colombia, Kenya và Việt Nam, nhằm sử dụng các di sản văn hóa để đem đến lợi ích cho mọi đối tượng trong xã hội. Phiên bản Việt Nam của chương trình là dự án Di sản Kết nối – làm việc với các di sản văn hóa, đặc biệt là các giá trị ít được biết đến hoặc có nguy cơ mai một. 

Mục tiêu lớn của dự án là đóng góp vào sự phát triển đồng đều và bền vững của ngành di sản tại Việt Nam, cụ thể là 

  • đem đến các sáng tạo đột phá thông qua các kênh điện tử và các tập huấn nâng cao năng lực,
  • cải thiện sinh kế cho các cộng đồng yếu thế, 
  • tăng tương tác với các di sản thông qua các mạng lưới, không gian và gắn kết cộng đồng, 
  • tạo môi trường rộng mở và mang tính hỗ trợ cao thông qua đối thoại chính sách, mô hình kinh tế và các phương thức quản lý điển hình

Trong giai đoạn 2018-2021, dự án gồm hai hợp phần chính liên quan chặt chẽ: Di sản Cộng đồng, và FAMLAB (Phim, nhạc và lưu trữ). Các hoạt động của Hợp phần Một tập trung vào các nỗ lực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tại các cộng đồng địa phương, trong khi đó Hợp phần Hai hướng đến cộng đồng sáng tạo nói chung – đặc biệt là nghệ sĩ và khán giả – nhằm giúp khởi phát các dự án đương đại tương tác với các giá trị truyền thống. 

Từ năm 2021 đến nay, Di sản Kết nối tiếp tục được triển khai với các sáng kiến mới bao gồm Bộ công cụ kể chuyện Di sản – một bộ công cụ do cộng đồng xây dựng để chính cộng đồng tự khám phá và kể lại những câu chuyện về di sản của mình, Thử thách Di sản văn hóa cộng đồng – hỗ trợ cộng đồng địa phương đưa ra ý tưởng và  thực hiện các hoạt động hướng tới bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa và Bộ sưu tập số Di sản Kết nối. Thông qua các hoạt động đa dạng của các sáng kiến này, Di sản Kết nối mong muốn tiếp tục hỗ trợ để cộng đồng hưởng lợi từ việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa của địa phương.

Chia sẻ từ cộng đồng

Cùng lắng nghe một số chia sẻ về trải nghiệm của người dùng.

Find person for job opportunity, vector illustration design
Trang website có nội dung hay, trình bày mạch lạc và đẹp mắt!
Nga Nguyen
Mẹ đơn thân
Find person for job opportunity, vector illustration design
Là một nghiên cứu sinh trong lĩnh vực văn hóa, website này đúng là vị cứu tinh đối với tôi!
Hoang Tran
Sinh viên
Find person for job opportunity, vector illustration design
Một nơi thú vị để học hỏi & tìm tòi về bản sắc dân tộc Việt Nam.
Thanh Binh
Content Creator
Find person for job opportunity, vector illustration design
Tôi sẽ chia sẻ website này tới học sinh của tôi. Chúng sẽ rất biết ơn!
Tu Tai
Giảng viên
Đăng nhập

Đăng nhập