Hát ru, Hò và Lý Nam Bộ
Di sản Kết nối – Một dự án Di sản Văn hóa hướng đến sự
Phát triển đồng đều
Hát ru, Hò và Lý Nam Bộ
Mục lục
Địa chỉ di sản

GIỚI THIỆU

Diễn xướng dân gian Nam Bộ: Hát ru, Hò và Lý
Hiếu Văn Ngư giới thiệu 

Hát ru: Diễn xướng trong môi trường gia đình
Hát ru là thể loại âm nhạc duy nhất tồn tại trong môi trường gia đình. Tại không gian văn hóa đặc thù này, Hát ru trở thành bài hát đầu đời mà con người tiếp xúc, thưởng thức. Điểm độc đáo của Hát ru không chỉ xuất phát từ công năng, tính thực hành xã hội mà còn ở cả sân khấu của nó. Loại hình âm nhạc này chỉ có một người hát và một người thưởng thức. Điều này làm nên tính chất độc đáo, có một không hai trong hình thái diễn xướng.

Hò: Diễn xướng trong môi trường lao động
Hò vốn bắt nguồn trong môi trường lao động. Vùng Nam Bộ sông nước mênh mông trở thành địa bàn tác nghiệp cho các loại Hò đường thủy như: hò chèo ghe, hò mái ba, hò mái nhì, hò mái đẩy, hò đò ngang, hò đò dọc… Xưa kia, Hò đường thủy rất phổ biến. Từ môi trường diễn xướng, hò lại chia thành Hò trên cạn và Hò dưới nước. Hò trên cạn có các loại hò cấy, hò lờ, hò bắt xác, hò ngạnh trê, hò tẻ, hò rơi, hò đối đáp, hò đậu, hò hội…
Dựa vào nội dung, đề tài phản ánh, Hò tiếp tục sản sinh ra các loại, như: hò thơ, hò văn, hò tuồng, hò truyện, hò tiểu thuyết… Nói chung, với đặc trưng “thổ sinh thổ dưỡng”, mỗi loại hình diễn xướng lưu truyền trong môi trường dân gian cụ thể nảy sinh ra hiện tượng riêng khiến cho câu hò đi theo những nẻo đường lắt léo, thấm đẫm tình người xứ sở.

Lý: Diễn xướng trong môi trường sinh hoạt
Lý phổ biến khắp ba miền đất nước nhưng có lẽ phát triển nhất ở Nam Bộ. Trương Vĩnh Ký từng nhắc đến câu thành ngữ: “Nam lý, Huế hò, Bắc thơ” nhằm chỉ sở trường của người phương Nam. Trên thực tế, Lý không chỉ chiếm số lượng dồi dào mà còn đạt đến trình độ nghệ thuật cao, là kết tinh văn hóa dân gian và chuyên nghiệp Nam Bộ, như hàng loạt bài: Lý con sáo, Lý cây bông, Lý qua cầu, Lý chiều chiều, Lý son sắt, Lý con cúm núm, Lý ngựa ô, Lý con trâu, Lý chuồn chuồn, Lý Mỹ Hưng, Lý trăng thu dạ khúc…

Dưới đây  là phần giới thiệu playlist 15 bản thu âm (hát ru, hò, lý) do nghệ sĩ Sáu Hưng – nghệ sĩ Song Oanh thực hiện

Toàn bộ thông tin được đăng tải trong Bộ sưu tập số Di sản Kết nối là do cộng đồng đóng góp và chỉ mang tính chất tham khảo. Chương trình không chịu trách nhiệm đối với mọi khác biệt so với thông tin được nêu trong Bộ sưu tập số cũng như miễn trách đối với mọi trách nhiệm pháp lý nảy sinh từ việc sử dụng thông tin từ Bộ sưu tập này. Tham khảo thêm tại Quy định cộng đồng.

HÌNH ẢNH

Chân dung cặp đôi nghệ sỹ Sáu Hưng - Song Oanh

Cặp đôi nghệ sỹ Sáu Hưng - Song Oanh

VIDEO

Video Hiếu Văn Ngư trình diễn

Video ghi lại quá trình thu âm hát ru, hò và lý của nghệ sĩ Sáu Hưng và nghệ sĩ Song Oanh (thành viên của Hiếu Văn Ngư)

Đang tải thêm

AUDIO

Từ những câu ca dao vốn đã quen thuộc, Nghệ sĩ Song Oanh đã thổi vào đó những giai điệu nhặt khoan của câu hò Nam Bộ. Nghệ sĩ Sáu Hưng cũng góp giọng trong một câu hò đối đáp, tái hiện tính ứng tác từng thịnh hành ở miền Nam thuở xa xưa. Đặc biệt, hò Đồng Tháp – di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cũng được giới thiệu trong playlist này.

Điệu hò #1

1. Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi Buôn bán không lời mà chèo chống mỏi mê.

Điệu hò #2

2. Trồng hường bẻ lá che hường Nắng che mưa đậy cho hường trổ bông.

Điệu hò #3

3. - Một mai nước lớn đò trôi Cây khô lá rụng, bậu ngồi chờ ai? - Tôi ngồi chờ mít, chờ khoai Chờ người quân tử, chờ trai anh hùng. (Hò đối đáp)

Điệu hò #4

4. Mưa sa xuống giếng mưa luồng Đố em có biết anh buồn chuyện chi Anh buồn vì nỗi vân vi Bạc lộn với chì bạc trắng chì đen Anh tiếc cái bông sen nở chen với bông súng Anh tiếc con chim đại bàng đậu nhánh tùng khô.

Điệu hò #5

5. Ngó lên trời, trời trong mây trắng Ngó xuống nước, nước trắng lại trong Nhỏ nhỏ như ai chứ nhỏ nhỏ như em chắc dạ bền lòng Nhỏ nhỏ như ai chứ nhỏ nhỏ như em chắc dạ bền lòng Lỡ duyên em chịu lỡ Đóng cửa loan phòng em chờ đợi anh. (Hò Đồng Tháp)

Điệu hò #6

6. Nước đâu cũng chảy về nguồn, Thương anh đến nỗi liệt giường xanh xao. Em đau, em hết cũng mau, Gần anh bữa trước, bữa sau em hết liền.

Điệu hát ru

Những câu Hát ru ví dầu, ầu ơ thường bắt đầu bằng cụm từ “chiều chiều…” hẳn đã không còn xa lạ với nhiều thế hệ người Việt, những người lớn lên bằng lời ca tiếng hát của bà, của mẹ. Không đặt nặng yếu tố kỹ thuật mà chú trọng đến tình cảm, nỗi niềm; nghệ sĩ Song Oanh đã trình bày những câu Hát ru quen thuộc bằng cả tấm lòng.

Điệu hát ru #1

1. Nghe đồn cha mẹ anh hiền Cắn cơm không bể cắn tiền bể đôi.

Điệu hát ru #2

2. Cầm vàng mà lội qua sông Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng.

Điệu hát ru #3

3. Một mình lo bảy lo ba Lo cau trổ muộn lo già hết duyên.

Điệu hát ru #4

4. Ví dầu cá bống hai mang Cá trê hai ngạnh tôm càng hai râu.

Điệu hát ru #5

5. Ví dầu tình bậu muốn thôi Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra Bậu ra bậu lấy ông câu Bậu câu cá bống ngắt đầu kho tiêu Kho tiêu, bỏ mỡ, bỏ hành Kho ba lượng thịt để dành mai ăn.

Điệu hát ru #6

6. Chiều chiều vịt lội cò bay Ông voi bẻ mía chạy ngay vô rừng Vô rừng bứt một sợi mây Đem về thắt gióng cho nàng đi buôn Đi buôn, đi bán không lỗ thì lời Đi ra cho thấy mặt trời mặt trăng.

Điệu lý #1 Lý con cóc

Lời ca dao gốc: Cóc chết nàng nhái mồ côi bấy lâu Chàng hiu đi hỏi, nhái lắc đầu chẳng ưng Con ếch ngồi ở sau lưng Nó kêu cái ẹo biểu ưng cho rồi. Cô Song Oanh ca – chú Sáu Hưng đờn kìm Thể theo kết quả sưu tầm của Đoàn sưu tầm Dân ca Nam Bộ, trích từ sách “Lý trong dân ca người Việt” – Nhà xuất bản Trẻ, 2006 Người hát: Ông Huỳnh Văn Phàn (Ô Môn, Cần Thơ) Ký âm: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ

Điệu lý #2 Lý xự cồng xề

Lời ca dao gốc: Ai đi bờ đắp một mình Chờ tôi đi với là tình tôi thương. Cô Song Oanh ca – chú Sáu Hưng đờn kìm Thể theo kết quả sưu tầm của Đoàn sưu tầm Dân ca Nam Bộ, trích từ sách “Lý trong dân ca người Việt” – Nhà xuất bản Trẻ, 2006 Người hát: Bà Phạm Thị Ngọc (Đức Hòa, Long An) Ký âm: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ

Điệu lý #3 Lý con khỉ

Lời ca dao gốc: Ngó lên chót vót ngọn bần Thấy con khỉ đột nó ăn trái bần. Cô Song Oanh ca – chú Sáu Hưng đờn kìm Thể theo kết quả sưu tầm và ký âm của Đòng Văn công Sư đoàn 330 tập kết, trích từ sách “Lý trong dân ca người Việt” – Nhà xuất bản Trẻ, 2006

Đang tải thêm
Bài viết này hữu ích không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CL_8
Chân dung nhân vật Hát Bội
Hình ảnhVideo
49120420226_fb90d6c092_o
Đối thoại cùng hồi ức về Cải lương
Chia sẻ di sản
Chia sẻ dự án của bạn
Hãy là một phần của dự án, tham gia đóng góp di sản tại địa phương bạn!
Đăng nhập

Đăng nhập