Lễ cúng bò của người Hmong trắng
Di sản Kết nối – Một dự án Di sản Văn hóa hướng đến sự
Phát triển đồng đều
Lễ cúng bò của người Hmong trắng
Mục lục
thôn Suối Chín Ván, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn

GIỚI THIỆU

Lễ cúng bò của người Hmong trắng

Đỗ Quang Tuấn Hoàng

Đây thực chất là lễ mừng thọ 120 tuổi. Với người Hmong ở Hà Giang, công việc gì quan trọng, cả vui lẫn buồn, người ta cũng phải mổ bò. Lễ cúng cuối cùng Lễ cúng diễn ra vào ngày 11/11/2023 (28/09 âm lịch) tại thôn Suối Chín Ván, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Ông Ly Mí Pó, 44 tuổi, người Hmong trắng, cúng cho bố là Ly Nhìa Súng, sinh năm 1949, mất năm 2009, thọ 60 tuổi. 14 năm sau gia đình làm lễ cúng. Lễ vật là một con bò nặng 80kg. 9 giờ 30 phút bắt đầu lễ cúng, 13 giờ 03 phút kết thúc lễ cúng. Người thân ăn cơm uống rượu ngay tại địa điểm tổ chức lễ cúng (đi từ nhà ra, qua một ngã ba, chọn một bãi đất bằng gần nhà để thuận tiện cho việc tổ chức lễ cúng và làm các công việc hậu cần, không đòi hỏi gì phức tạp). Sau đó về nhà làm cơm, tối họ hàng ăn ở nhà và mời khách. Kết thúc ăn uống lúc 23 giờ.

Nội dung bài cúng: Hôm nay, ngày…, tháng…, năm… con trai là Ly Mí Pó làm lễ cúng con bò cho ông Ly Nhìa Súng. Mời ông về nhận con bò và phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Con cháu mừng ông về sum vầy với tổ tiên ở nơi có “sáu tháng mùa hè, sáu tháng mùa đông” (thời tiết của quê hương trong tâm thức của người Hmong).

Đây là lễ cúng cuối cùng, hoàn tất một vòng đời của người Hmong, sau đó người sống không còn phải cúng gì cho người chết nữa. Lễ mừng thọ Người Hmong có câu chúc nhau “sống thọ đến 120 tuổi.” Và công việc gì quan trọng, cả vui lẫn buồn, người ta cũng phải mổ bò. Nếu người nào sống đến 120 tuổi thì được mời ngồi trực tiếp chứng kiến lễ, người đã chết thì mời linh hồn về nhận lễ. Chỉ trừ những người không có con trai, còn thì người con trai nào cũng làm phong tục đó cho bố/mẹ.

Lễ cúng này thường diễn ra ít nhất một giáp (12 năm) sau khi cha/mẹ chết. Còn thì tùy điều kiện kinh tế của gia đình người con mà lễ cúng có thể diễn ra sau nhiều năm hơn nữa. Tùy điều kiện kinh tế của gia đình, lễ vật có thể là một hoặc hai, ba con gà, lợn, bò. Nhưng thường là một con.

Trong lễ cúng người ta cúng cả lễ vật là con gà, con lợn rồi đến con bò. Nhưng con gà và con lợn thì chỉ cúng sống, vặt một ít lông để tượng trưng rồi thả lại vào chuồng chứ không giết thịt như con bò. Vì trước đó đã làm hai lễ dâng cúng lễ vật là con gà (trước một năm) và con lợn (trước một đến vài tháng) rồi. Trình tự lễ vật dâng cúng bao giờ cũng phải có từ con vật nhỏ đến con vật lớn. Trong phần dâng cúng con gà, thầy cúng vừa khấn vừa cầm con gà quay từ trước ra sau theo chiều kim đồng hồ. Mỗi vòng tròn là một lần cúng một linh hồn tổ tiên của gia đình.

Lễ cúng bò (nhùx đá) được tổ chức khi nào các con trai của người chết có điều kiện nuôi được một con bò hoặc có tiền mua một con bò thì làm lễ cho bố/mẹ đã chết. Lễ vật là một con bò to, nhỏ tùy ý. Lễ này có thể còn được tổ chức do bố/mẹ đã chết về đòi con cho bò (thông qua việc trong gia đình có người ốm đau, hoặc nằm mơ, hoặc do thầy cúng xem trúng). Nếu người đã chết có nhiều con trai thì các con trai góp tiền cùng làm lễ.

Người Hmong thờ gia tiên đến ba đời, không lập bàn thờ, không có di ảnh, tất cả chỉ thờ chung ở một cây hương cắm dưới đất, nếu ta đi vào gian giữa nhà sẽ nhìn thấy ở bên phải. Còn bàn thờ là tiền vàng, máu gà, lông gà dán trên tường và cây hương ở bên trái là để cầu một năm làm ăn thuận lợi, người và vật sinh sôi nảy nở. Mỗi năm, vào ngày 30 tết, người Hmong sẽ giết gà làm lễ cúng và thay bàn thờ mới. Nói chung, đám ma của người Hmong không buồn thảm, bi lụy. Họ cười nói vui vẻ vì mừng cho người chết được về với tổ tiên. Họ chỉ khóc duy nhất một lần trong đám ma tươi.

Nét độc đáo trong đám ma của người Hmong là được thể hiện qua tiếng khèn, tiếng trống. Thầy cúng đọc những bài cúng bằng tiếng Hmong, lời lẽ chậm rãi, nhẹ nhàng bày tỏ tình cảm thương mến với người đã chết, nhưng không đau thương, bi lụy mà như một lời tâm sự rủ rỉ, tiễn người chết về với tổ tiên, nhắn nhủ những người còn sống nhớ về tổ tiên, phải biết yêu thương, đùm bọc và che chở nhau.

Thôn Suối Chín Ván, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang có 101 hộ, 456 khẩu người Hmong trắng và Hmong xanh.

HÌNH ẢNH

Thầy cúng chính mời cả gia tộc về dự lễ

Thầy cúng mời cả gia tộc về tham dự lễ cúng bò; gọi linh hồn người chết về nhận con bò, tìm vong hồn của một người cháu dâu của người này về dắt bò.

Các loại hạt trong bát của thầy cúng chính

Khi cúng, tay ông đảo vòng quanh cái bát gỗ đựng hạt ngô, hạt đậu tương, hạt kê, hạt bo bo, hạt dền, hạt lanh… và đá răm. Cúng xong, ông ném chúng khắp nơi trong và ngoài nhà để cho các ma ăn.

Mâm cúng ở gian giữa nhà, trước ban thờ

Trải một tấm cót ở giữa nhà, cho một miếng sáp ong cùng hai cái lõi ngô vào một cái bát con đốt lên, cạnh đó là cái bát đựng một muôi mèn mén, một cái bát đựng quả trứng gà luộc, một bộ quần áo cũ của người đã chết. Ý nghĩa là mời ma người chết về chứng kiến lễ cúng.

Cúng dẫn đường cho ma đi từ nhà ra

Trên đường ra bãi đất cạnh nhà để làm lễ, người ta dừng lại hạ mâm cúng giữa đường cúng một lần. Mục đích là để dẫn đường cho ma đi từ trong nhà ra.

Lễ vật

Lễ vật là con bò cái nặng 80 kg.

Mời ma nhận con bò

Người con trai buộc một sợi lanh vào chân con bò, dòng đến nơi làm lễ buộc một đầu vào cái cọc lán, nơi ma người bố đang ngụ ở đó để thầy cúng làm lễ. Ý nghĩa là để ma chứng kiến và nhận lễ vật.

Các bộ phận tượng trưng của một con bò

Sau khi cúng con bò còn sống, người ta sẽ hiến sinh nó để lấy thịt nấu canh (thắng cố) để cúng tiếp thịt chín. Con bò được giữ lại đầu, bộ da, cẳng chân, đuôi. Hàm ý là cúng đầy đủ một con bò.

Nấu chín thịt bò để cúng lần hai

Thịt bò được nấu ngay tại chỗ để lấy thịt chín cúng tiếp.

Bốn thầy thay nhau cúng

Bốn thầy cúng thay nhau cúng mời ma ăn thịt bò. Mỗi bát gồm các miếng thịt đại diện cho các bộ phận của con bò. Dưới đáy bát là một ít bột ngô đồ chín (mèn mén), món ăn đặc trưng của người Hmong ở tỉnh Hà Giang. Mỗi thầy có một người phụ tá ngồi cạnh để rót rượu cúng. Kết thúc mỗi câu cúng, thầy đổ chén rượu xuống mâm, gieo âm dương bằng hai nửa thanh tre, nếu một úp một ngửa nghĩa là ma đã nhận lễ vật.

Mâm cúng của họ Ly

Mâm cúng của họ Ly luôn luôn có 13 bát thức ăn.

Thức ăn dành cho các hồn ma không nơi nương tựa

Ba phần thức ăn đựng trong ba chiếc lá để bên trái mâm cúng là dành cho các hồn ma vất vưởng không nơi nương tựa.

Ban nhạc của lễ cúng

Trong suốt lễ cúng, một người thổi khèn và một người đánh trống điểm nhịp cho lời cúng.

Ảnh chân dung người được cúng

Bức ảnh duy nhất của ông Ly Nhìa Súng mà gia đình phục chế được.

Trang trí cửa nhà người Hmong

Trang trí cửa ra vào nhà ông Ly Mí Pó, người tổ chức lễ cúng cho bố.

Chân dung người tổ chức lễ cúng

Ly Mí Pó (bên phải), người tổ chức lễ cúng cho bố.

VIDEO

le cung bo cua nguoi hmong trang, suoi chin van, lung phin, dong van, ha giang

https://www.youtube.com/watch?v=ZzIpxLRm-As

Đang tải thêm

AUDIO

le cung bo cua nguoi hmong trang, suoi chin van, lung phin, dong van, ha giang

Ông Ly Mí Pó, sinh năm 1983, người Hmong trắng ở thôn Suối Chín Ván, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nói về ý nghĩa của lễ cúng.

Đang tải thêm

VĂN BẢN

Không tìm thấy dữ liệu
Bài viết này hữu ích không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
anh-Haplai
Hát ngâm của người Thái Dọ ở Nghệ An
Hình ảnhVăn bảnVideo
bia-bia
Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo ở Hà Giang
8d6e473f3334966acf25-coepy
Hoạ tiết trên Phục trang đặc trưng của Nghệ thuật Hát Bội - Giáp Nam và Giáp Nữ
Hinh-anh-di-san.resize
Kỹ thuật đan mây tre của người Mnông tại xã Yang Yang Tao, Huyện Lắk, Tỉnh Đắk Lắk
Thumbnail
Mô hình hát - nói trong nghệ thuật Hát Bội Việt Nam
Nại Văn Vương. Thôn Tân Đức, Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận. 16
Dân ca Chăm tại Ninh Thuận
resize-21
Chạm bạc của người Dao Tiền (Ngân Sơn, Bắc Kạn)
IMG_4844
Dân ca của người Ba na ở KBang
Chia sẻ di sản
Chia sẻ dự án của bạn
Hãy là một phần của dự án, tham gia đóng góp di sản tại địa phương bạn!
Đăng nhập

Đăng nhập