Hát ngâm của người Thái Dọ ở Nghệ An
Di sản Kết nối – Một dự án Di sản Văn hóa hướng đến sự
Phát triển đồng đều
Hát ngâm của người Thái Dọ ở Nghệ An
Mục lục
Huyện Quế Phong và huyện Quỳ Châu

GIỚI THIỆU

Ở Nghệ An, người Thái Dọ (hay Tay Dọ hoặc Tay Mương) là nhóm Thái chiếm số lượng đông đảo nhất trong cộng đồng cư dân Thái tại nơi đây. Khu vực sinh sống truyền thống của họ chủ yếu tập trung ở vùng Phủ Quỳ Châu cũ (nay chủ yếu là phần đất của ba huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp) và Phủ Tương Dương cũ (nay chủ yếu là các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông). 

Hát ngâm là một thể loại diễn xướng dân gian, có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Thái. Trong tiếng Thái Dọ, hát ngâm nguyên ngữ là hă̄p lāi, với “hă̄p” nghĩa là “hát, cất lời” và “lāi” nghĩa là “chữ viết, văn bản”. 

Nội dung của các bài hát ngâm trước đây thường là các sử thi, truyện thơ được chép hay viết vào các cuốn sách bằng giấy dướng (chiê nắng xá – giấy được làm thủ công từ vỏ cây dướng, cùng họ với cây dó), khi hát ngâm, người diễn xướng sẽ mở cuốn sách ra. Tuy nhiên, chữ Thái Dọ (Lai Tay) ngày ấy chỉ được truyền dạy ở phạm vi hạn chế. Chính vì vậy, nội dung của các tác phẩm này được cộng đồng người Thái truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chính sự truyền khẩu đã góp phần rất quan trọng trong việc hình thành nên thể loại hát ngâm này mà không cần sử dụng đến văn bản chữ Thái.

Một vài văn bản nổi tiếng thường được hát ngâm có thể liệt kê bao gồm: Khun Chương (lāi Khún Chướng), Khun Lù Nàng Ủa (Hún Lū – Uô Piềm), Chim Yểng vàng (lāi Nồk iêng), Trạng Nguyên (lāi Chāng ngwiến), Trông mường (lāi Mồng mươ̄ng)… 

Khác với một số thể loại dân ca khác của người Thái Dọ như xuối, lă̄m, nhuô̄n  – những thể loại này vẫn còn được nhiều người biết đến, kể cả thế hệ trẻ. Nhưng đối với hát ngâm, đa phần người trẻ không có sự quan tâm. Đó là chưa kể, những người đang có khả năng thực hành hát ngâm thành thạo đều đã lớn tuổi và thậm chí là già yếu. Bên cạnh đó, môi trường để hát ngâm tồn tại cũng không còn thường xuyên như trước. Kéo theo sự hiếm hoi ấy là nội dung của các sử thi, truyện thơ là chất liệu cho thể loại cũng gần như bị lãng quên và chỉ còn sống trong kí ức của lớp người cao tuổi.

Dưới đây là 06 diễn xướng tiêu biểu thuộc thể loại hát ngâm được thực hiện trong năm 2024 bởi các nghệ nhân người Thái Dọ tại hai huyện Quế Phong và Quỳ Châu thuộc tỉnh Nghệ An.

Nhóm thực hiện:

Sầm Công Danh (Lō Kă̄m Xiếng)

Sầm Thị Tình (Lō Ọn Tình)

HÌNH ẢNH

Một trang bản thảo chữ Thái Dọ (Lai Tay)

Đây là hai trang chép nội dung của sử thi Khun Chương, niên đại đầu thế kỉ XX.

VIDEO

Giới thiệu di sản Hát ngâm và Phỏng vấn nghệ nhân

https://youtu.be/bfepkZfLqkU

Ý nghĩa của các tác phẩm được diễn xướng

https://youtu.be/-E2DOBJYx80
-----
1. Khun Chương – Sầm Thị Vinh
Truyện Khun Chương này, nguyên là Khun Chom là bố của Khun Chương. Vì Khun Chom không có con nên sắm lễ lên cầu xin với trời cho Khun Chương xuống làm con. Khun Chương ấy lấy năm người vợ, nhưng chỉ có con với người vợ của Mường Khừa. Có một con trai và một con gái. Bấy giờ Khun Chương chuẩn bị lấy người vợ thứ sáu thì Khun Chương bị thất trận mà chết. Bởi vì lúc chuẩn bị đậu kiếp xuống trần, nàng (người mà Khun Chương định lấy làm vợ thứ sáu) ấy bị ghẻ, lấy tay thò vào bốc gói cơm ăn cùng nhau thì Khun Chương chê nàng bẩn thỉu, liền quất vào tay nàng, thế là nàng trở giận, tủi thân. Mới bảo rằng: cho đến lúc nàng đầu thai xuống trần sau này, ai muốn lấy nàng làm vợ thì sẽ bị đao cán dài băm bổ mà chết. Thế là, Ông trời lệnh cho con trai mình – tức Khun Chương xuống, thì đến trận chiến tranh lấy nàng vợ thứ sáu thì Khun Chương bị trời sai phong ba đến, thế là Khun Chương bị tử trận. Nguyên do của sử thi này là như vậy.

2. Khun Lù & Nàng Ủa – Sầm Thị Xuân
Câu chuyện này về Khun Lù và nàng Ủa Piêm này có ý nghĩa là: nhằm dạy bảo con cháu về sau này nhớ lấy đừng nên xảy ra chuyện kết hôn cận huyết (Khun Lù và Ủa Piêm là con của hai chị em gái ruột).

3. Trạng Nguyên (Tống Trân - Cúc Hoa) – Sầm Thị Xuân
Về chuyện Tống Trân này thì, nguyên là lúc Tống Trân còn nhỏ thì hoàn cảnh của chàng rất khổ, khổ nữa vì mẹ chàng đau yếu. Đến lúc này, tựa hồ như Ông Trời đã cứu độ chàng nên chàng lấy được vợ là con nhà quyền quý. Nhưng có vẻ như người nhạc phụ không có ưa Tống Trân. Điều đó làm nên nét nổi bật cho câu chuyện: chàng Tống Trân vì điều đó sẽ cố gắng, chàng mài giũa chí bền để đi thi trạng. Để làm sau cho sau này, chàng sẽ lo liệu được cho gia đình mình, cho vợ mình và tự cứu độ lấy bản thân mình.

4. Nhận Mường, Trông Mường – Lang Văn Cường
Đây là những câu chuyện từ đời xưa truyền lại. Nói về những lời để dành của các bậc tiền nhân, rằng tự ngày xưa ta đã có tích, có truyện. Không chỉ dừng lại ở việc dạy dỗ, bảo ban bằng miệng cho con cháu về chuyện biết cách sinh sống, làm ăn. Chẳng hạn như văn bản Trông Mường. Đây là lời kể từ tục lệ ngày xưa, ngoài chỉ bảo dạy dỗ thì nó còn cho con cháu sau này biết được: ở thời buổi của cha ông đã biết đến khắp nơi, quê trên quê dưới nào cũng có người sinh sống. Thí dụ như Mường Ha Xài ở đâu, Mường Cọt ở đâu, Mường Gần Cá Đuôi Sông (Chăm Pa Lả Nặm) ở đâu. Đó cũng là cái mà chúng ta có thể hình dung được, biết được, và rằng tổ tiên của ta thật có lòng hiểu biết sâu rộng, bao quát được khắp nơi trên mặt đất và thế gian.
Không những thế, nội dung đó cũng cho biết các cụ đã từ lâu có sự giao kết bằng hữu với nhiều mảnh đất, trên dưới trong ngoài đều có. Qua đó ta cũng thấy được những gì mà lời người xưa để lại cho con cháu mình như thế nào. Và quả thực, cũng như những gì mà tôi vừa nói và vừa hát ngâm ở trên, thật sự rất mong muốn gửi gắm đến các thế hệ con cháu sau này biết được, hiểu được, đừng quên đi những phong tục tập quán của cha ông. Và cũng muốn cho lớp hậu sinh biết rằng, ông bà đời xưa của mình đã có con mắt tỏ tường, trông về mọi miền đất như thế nào.

Sử thi Khun Chương (trích đoạn) - Sầm Thị Vinh

https://youtu.be/yz5pVIwqn48

Truyện Khun Lù Ủa Piêm - Sầm Thị Xuân

https://youtu.be/3UbEMy0TCGM

Truyện Trạng Nguyên (Tống Trân Cúc Hoa) - Sầm Thị Xuân

https://youtu.be/F91c3R0ebp0

Bắt én Lèn Lộc (trích sử thi Khun Chương) - Lang Văn Cường

https://youtu.be/rnMXvmlkMec

Lời Nhận Mường - Lang Văn Cường

https://youtu.be/_15kqf_8-CU

Trông Mường Quàng - Lang Văn Cường

https://youtu.be/KSyxGZ_Ql3M

Phỏng vấn cộng đồng về Hát ngâm

https://youtu.be/PjLfPnxla4o

Đang tải thêm

VĂN BẢN

Lời phiên âm các tác phẩm được diễn xướng

Đang tải thêm
Bài viết này hữu ích không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
bia-bia
Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo ở Hà Giang
AudioHình ảnhVăn bản
8d6e473f3334966acf25-coepy
Hoạ tiết trên Phục trang đặc trưng của Nghệ thuật Hát Bội - Giáp Nam và Giáp Nữ
Hinh-anh-di-san.resize
Kỹ thuật đan mây tre của người Mnông tại xã Yang Yang Tao, Huyện Lắk, Tỉnh Đắk Lắk
Thumbnail
Mô hình hát - nói trong nghệ thuật Hát Bội Việt Nam
Nại Văn Vương. Thôn Tân Đức, Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận. 16
Dân ca Chăm tại Ninh Thuận
le-cung-bo23-1
Lễ cúng bò của người Hmong trắng
resize-21
Chạm bạc của người Dao Tiền (Ngân Sơn, Bắc Kạn)
IMG_4844
Dân ca của người Ba na ở KBang
Chia sẻ di sản
Chia sẻ dự án của bạn
Hãy là một phần của dự án, tham gia đóng góp di sản tại địa phương bạn!
Đăng nhập

Đăng nhập