Dân ca Chăm tại Ninh Thuận
Connected Heritage – A Cultural Heritage project aimed at
Equal development
Dân ca Chăm tại Ninh Thuận
Table of contents
Heritage address

INTRODUCE

Dân ca Chăm – Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo tồn và phát huy

Người Chăm là một dân tộc trong khối cộng đồng dân tộc Việt Nam, họ có một nền văn hóa rất phong phú và đa dạng, trong đó có loại hình Dân ca. Dân ca là một loại hình di sản mang tính âm nhạc và diễn xướng tiêu biểu trong kho tàng văn hóa dân gian của người Chăm. Dân ca Chăm bao gồm hệ thống các bài hát với ca từ đầy ý nghĩa mang nhiều nội dung về tình yêu, vẻ đẹp thiên nhiên, làng quê, hoạt động lao động sản xuất truyền thống. Giai điệu của các bài dân ca luôn sâu lắng, da diết, chất chứa đầy tình cảm, tình yêu thương của đôi lứa yêu nhau… Dân ca Chăm sống động qua từng thế hệ, là “nguồn sữa mẹ” nuôi dưỡng dân tộc Chăm qua bao thời kỳ, là giá trị văn hóa mang tính âm nhạc đại chúng tiêu biểu của người Chăm từ xưa đến nay.

Trước đây, người Chăm có rất nhiều bài hát dân ca thuộc nhiều thể loại, nhiều người Chăm xưa đều được lớn lên bằng tiếng hát dân ca, nên ai cũng thuộc hoặc biết dân ca. Nhưng cũng như nhiều di sản văn hóa khác trong bối cảnh hội nhập, trước sự xâm nhập của các loại hình âm nhạc hiện đại, dân ca Chăm cũng đứng trước nguy cơ mai một. Ngày nay, số người Chăm có thể hát dân ca truyền thống của dân tộc mình là rất ít, hầu hết những người biết dân ca cũng đã già lớn, có người đã mất đi theo thời gian. Giới trẻ (đặc biệt là học sinh, sinh viên) hầu như không ai biết hoặc quan tâm đến dân ca Chăm nữa. Đó là chỉ dấu cho sự biến mất của dân ca chỉ trong vài chục năm nữa.

Công tác bảo tồn và phát huy di sản Dân ca Chăm nói riêng và văn hóa phi vật thể của người Chăm nói chung đang gặp không ít những khó khăn, thử thách. Nó đòi hỏi phải có sự đầu tư của các cấp, ngành, các tổ chức bảo tồn di sản văn hóa trong và ngoài nước… Có như vậy di sản Dân ca Chăm mới được bảo tồn và phát huy, là “sợi dây” chuyển tiếp, nối liền các thế hệ, từ đó Dân ca Chăm sống mãi cùng với các di sản văn hóa và tạo ra hiệu ứng lan tỏa đến toàn thể cộng đồng người Chăm.

IMAGE

Nghệ nhân: Châu Thị Đông

Bà Châu Thị Đông sinh năm 1949, tại thôn Phú Nhuận, Phước Thuận, Ninh Phước, Ninh Thuận. Bà là trưởng nhóm CLB nhóm “Trầu cau” tại làng Phú Nhuận. Bà am tưởng nhiều loại hình di sản của người Chăm từ Trường ca (Ariya), Dân ca đến múa Chăm. Là người rất có tâm huyết trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt là di sản văn hóa truyền thống của người Chăm.

Dù tuổi tác đã cao (75 tuổi) nhưng bà vẫn miệt mài cống hiến, say mê với những hoạt động xã hội và gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Bà là sáng lập viên câu lạc bộ nhóm “Trầu cau” là tổ chức sinh hoạt văn hóa Chăm dành cho người cao tuổi trong làng và phụ trách chương trình dạy tiếng Chăm cho nhóm và những người trong làng. Bà là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ bởi những đóng góp to lớn của mình.

Nhận thức được giá trị vô giá của di sản văn hóa Chăm, Bà Châu Thị Đông là cộng tác viên lâu năm của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận. Những công việc tuy âm thầm nhưng ý nghĩa của bà đang góp phần bảo tồn di sản văn hóa của người Chăm và là một tấm gương sáng về ý thức trách nhiệm vì cộng đồng người Chăm.

Ông: Kiều Tăng Lang

Ông Kiều Tăng Lang, sinh năm 1962 tại thôn Văn Lâm 3, Phước Nam, Thuận Nam, Ninh Thuận. Nghề nghiệp hiện tại là Gru urang (Thầy cúng), từ nhỏ ông rất đam mê về văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Là người rất có tâm huyết trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt là di sản văn hóa truyền thống của người Chăm trong đó có trường ca (Ariya) và dân ca Chăm, ông thuộc nhiều bài hát dân ca Chăm.

Ông là một tấm gương sáng về ý thức trách nhiệm trong vấn đề bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của người Chăm. Ông luôn tích cực tham gia vận động thế hệ trẻ Chăm bảo tồn và phát huy di sản vốn có của dân tộc mình. Ông nêu cao tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, và khơi dạy nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ trong việc bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của người Chăm.

Nại Văn Vươn

Nại Văn Vươn, sinh năm 1991, tại thôn Thành Đức, Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận. Nghề nghiệp hiện tại là ca sĩ nghiệp dư. Xuất thân từ trong gia đình có truyền thống đam mê âm nhạc, từ nhỏ Nại Văn Vươn đã tiếp nhận các giai điệu âm nhạc, đặc biệt là giai điệu âm nhạc truyền thống của người Chăm. Đến nay, Vươn đã thuộc rất nhiều bài hát bằng tiếng Chăm trong đó có thể loại dân ca Chăm.

Hiện nay, hình ảnh của Vươn được cả cộng đồng người Chăm trong và ngoài tỉnh yêu mến bởi những giai điệu đầm thắm trong thể loại dân ca cũng như dòng nhạc Chăm ngày nay. Và hiện nay, Vươn là cộng tác viên của Đài truyền hình Ninh Thuận. Có thể nói Nại Văn Vươn là một người thanh niên Chăm gương mẫu và là người có tâm huyết trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt là di sản âm nhạc truyền thống của người Chăm, là tấm gương sáng cho thế hệ thanh niên Chăm noi theo.

Nghệ nhân: Phú Bình Đồn

Nghệ nhân ưu tú Phú Bình Đồn, sinh năm 1946, tại thôn Tân Bổn, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận. Ông là một tấm gương sáng về sự tận tụy và tâm huyết trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt là di sản âm nhạc truyền thống của người Chăm. Hiện nay, ông vừa là người chế tác nhạc cụ Chăm vừa truyền dạy trống Ginang, kèn saranai cho các thế hệ trẻ người Chăm và thuộc các giai điệu về thể loại dân ca Chăm.

Với kiến thức uyên thâm về di sản văn hóa Chăm và kỹ thuật điêu luyện về chế tác nhạc cụ Chăm, ông đã góp phần gìn giữ và tạo sự lan tỏa hồn âm nhạc Chăm, tiếp thêm niềm tự hào cho bản sắc văn hóa dân tộc. Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của ông, âm nhạc Chăm đã được bảo tồn và phát huy thành công, góp phần vào sự đa dạng và phong phú của di sản văn hóa Việt Nam.

Ngoài ra, Ông còn là một tấm gương sáng về ý thức trách nhiệm cộng đồng. Ông luôn tích cực tham gia vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Chăm, ông Phú Bình Đồn hoàn toàn xứng đáng được đề cử và tôn vinh tấm gương điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Ninh Thuận lần thứ nhất năm 2024.

Ông: Bá Trung Ky

Ông Bá Trung Ky, sinh năm 1954 tại thôn Văn Lâm 3, Phước Nam, Thuận Nam, Ninh Thuận. Ông là thành viện trong ban phong tục người Chăm thôn Văn Lâm, là người có tâm hồn đam mê âm nhạc, ông thuộc nhiều bài hát sáng tác về người Chăm trong đó có giai điệu về dân ca Chăm và trường ca (Ariya) Chăm.

Ông là người rất tâm huyết, miệt mài cống hiến, say mê với những hoạt động xã hội và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình. Hiện nay, ông đang tham gia chương trình truyền dạy nhạc cụ cho thế hệ trẻ Chăm trong tỉnh, ông mong ước thế hệ trẻ Chăm nên cảm nhận và tiếp thu giá trị di sản văn hóa dân tộc mình, từ đó di sản văn hóa người Chăm mới được bảo tồn và phát huy. Ông còn là một tấm gương sáng, là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ cần học tập và noi theo.

Ông Basaih : Quảng Sở

Basaih: Quảng Sở, sinh 1954, tại Phước Hậu, Ninh Phước, Ninh Thuận. Ông là chức sắc thuộc đạo giáo Bàlamôn/Ahiér. Là người cao tuổi uy tín tại làng và trong cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn.

Là một chức sắc, ngoài công việc phục vụ cho đạo giáo của mình, ông là một tấm gương sáng về sự tận tụy và tâm huyết trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, ông thuộc nhiều bài trường ca (Ariya), dân ca và các kinh kệ trong nghi thức cúng tế.

Có thể nói ông là một người có tinh thần trách nhiệm cao, trong vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những công việc tuy âm thầm nhưng ý nghĩa góp phần bảo tồn di sản văn hóa của người Chăm nói chung và di sản dân ca Chăm nói riêng.

Ông Kadhar: Thành Văn Lũy

Ông Thành Văn Lũy là chức sắc Kadhar (thầy kéo đàn Kanyi) đây là chức sắc tín ngưỡng dân gian, chuyên thực hiện các nghi lễ trong cộng đồng và dòng tộc của người Chăm. Ông sinh năm 1954 tại thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận.

Là chức sắc ngoài việc thực hiện các nghi lễ, ông còn sưu tầm và lưu trữ các thư tịch về di sản văn hóa Chăm, trong đó có tư liệu về dân ca Chăm. Ngoài ra, ông còn có chất giọng rất tốt, tuy nhiên vì tuổi ngày càng cao nên ông không thể nhớ hết các giai điệu của dân ca Chăm, nhưng hiện nay ông là người còn lưu giữ rất nhiều tư liệu về di sản văn hóa dân tộc Chăm.

Những công việc tuy âm thầm nhưng ý nghĩa của ông đang góp phần tích cực trong việc bảo tồn di sản văn hóa của người Chăm, xứng đáng được tôn vinh và là một tấm gương sáng về sự tận tụy và tâm huyết trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Ông: Lai Lầu

Ông Lai Lầu, sinh 1954, tại thôn Bỉnh Nghĩa, Bắc Sơn, Thuận Bắc, Ninh Thuận. Là người cao tuổi uy tín trong làng và trong cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn, ông được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận vinh danh là nghệ nhân ưu tú thuộc loại hình Di sản văn hóa phi vật thể. Ông thuộc nhiều bài dân ca Chăm, trường ca Chăm, truyện cổ chăm…

Công việc chính của ông là chế tác nhạc cụ Chăm (trống Ginăng), truyền dạy lại những kiến thức cơ bản về chế tác nhạc cụ truyền thống và tham gia các lớp truyền dạy trống Ginăng cho thế hệ trẻ. Từ nhỏ ông đam mê về di sản cha ông để lại, ông tự tìm hiểu, mày mò, thường xuyên tiếp xúc các cụ già lớn tuổi trong làng, từ đó trong tâm trí ông đã thấm nhuần các giá trị di sản văn hóa Chăm.

Ông còn là một tấm gương sáng về ý thức trách nhiệm cộng đồng. Ông luôn tích cực tham gia vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông nêu cao tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những công việc tuy âm thầm nhưng ý nghĩa góp phần bảo tồn di sản văn hóa của người Chăm nói chung và di sản dân ca Chăm nói riêng.

Ông Maduen: Kiều Thanh Nhẫn

Ông Kiều Thanh Nhẫn, sinh 1947 tại thôn Văn Lâm 3, Phước Nam, Thuận Nam, Ninh Thuận. Ông là chức sắc Maduen (thầy vỗ trống Baranâng), chuyên thực hiện các nghi lễ trong cộng đồng và trong dòng tộc, đó là các nghi lễ Rija như: Rija Nâgar, Rija Harei, Rija Praong… và là người lớn tuổi uy tín trong làng.

Hiện nay, ông còn lưu giữ rất nhiều thư tịch cổ của người Chăm, trong đó có thể loại dân ca Chăm. Ngoài công việc của chức sắc ông còn tham gia mở lớp truyền dạy nhạc cụ Chăm (trống Ginăng), trống Baranâng cho các thế hệ trẻ trong cộng đồng người Chăm.

Với vai trò là người cao tuổi và là người uy tín trong cộng đồng, ông luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể nói ông là một tấm gương sáng về sự tận tụy và tâm huyết trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, đặc biệt là di sản âm nhạc truyền thống của người Chăm và là tấm gương sáng cho con cháu người Chăm cần noi theo.

Ông Maduen: Sầm Tánh

Ông Sầm Tánh là chức sắc Maduen (thầy vỗ trống Baranâng), chuyên thực hiện các nghi lễ trong cộng đồng và trong dòng tộc, đó là các nghi lễ Rija như: Rija Nâgar (lễ tống ôn), Rija Harei (lễ múa ban ngày), Rija Praong (lễ múa lớn)… Ông sinh năm1947 tại thôn Bỉnh Nghĩa, Bắc Sơn, Thuận Bắc, Ninh Thuận.

Hiện nay, ông tham gia vào hội cao tuổi, ban phong tục và là người uy tín trong cộng đồng làng Chăm Bỉnh Nghĩa. Là chức sắc ông còn lưu giữ rất nhiều thư tịch cổ của người Chăm, trong đó có thể loại dân ca Chăm – Di sản văn hóa đang có nguy cơ mai mọt cần bảo tồn và phát huy.
Với vai trò là người cao tuổi và là người uy tín trong cộng đồng, ông luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. ông luôn vận động thế hệ trẻ Chăm trong làng luôn tự hào về bản sắc dân tộc mình, ông rất hăng hái tham gia lớp truyền dạy nhạc cụ do Hội đồng Anh tổ chức thực hiện. Ngoài ra, ông còn biết chế tác nhạc cụ Chăm (trống Ginăng và trống Baranâng).

Có thể nói ông là một tấm gương sáng về sự tận tụy và tâm huyết trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, đặc biệt là di sản âm nhạc truyền thống của người Chăm và là tấm gương sáng cho con cháu người Chăm cần noi theo.

VIDEO

Kể chuyện di sản về dân ca Chăm

https://youtu.be/C3o3dv9ZYoA

1. Mbuah kar Ka Wak 1 (Trách phận 1). Biểu diễn: Kiều Tăng Lang

2. Mbuah kar Ka Wak 2 (Trách phận 2). Biểu diễn: Châu Thị Đông

3. Mbuah Po Lingik (Than Trách Ông Trời). Biểu diễn: Châu Thị Đông

4. Caik Tian (Thương Thầm). Biểu diễn: Châu Thị Đông

5. Adaoh dam dara (Hát giao duyên). Biểu diễn: Kiều Tăng Lang

6. Katheng glaong ley (Người tình ơi). Biểu diễn: Nại Văn Vương

7. Thei mai (Ai kia). Biểu diễn: Nại Văn Vươn

8. Paik nyem (Hái rau). Biểu diễn: Châu Thị Đông

Loading more

VĂN BẢN

Tóm tắt Dân ca và Ấn phẩm các bài hát

Loading more
Was this article helpful?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

MAYBE YOU ARE INTERESTED
anh-Haplai
Hát ngâm của người Thái Dọ ở Nghệ An
ImageDocumentVideo
bia-bia
Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo ở Hà Giang
8d6e473f3334966acf25-coepy
Hoạ tiết trên Phục trang đặc trưng của Nghệ thuật Hát Bội - Giáp Nam và Giáp Nữ
Hinh-anh-di-san.resize
Kỹ thuật đan mây tre của người Mnông tại xã Yang Yang Tao, Huyện Lắk, Tỉnh Đắk Lắk
Thumbnail
Mô hình hát - nói trong nghệ thuật Hát Bội Việt Nam
le-cung-bo23-1
Lễ cúng bò của người Hmong trắng
resize-21
Chạm bạc của người Dao Tiền (Ngân Sơn, Bắc Kạn)
IMG_4844
Dân ca của người Ba na ở KBang
Chia sẻ di sản
Share your project
Be a part of the project, participate in your local heritage contribution!
Log in

Log in