Chạm bạc của người Dao Tiền (Ngân Sơn, Bắc Kạn)
Connected Heritage – A Cultural Heritage project aimed at
Equal development
Chạm bạc của người Dao Tiền (Ngân Sơn, Bắc Kạn)
Table of contents
Heritage address

INTRODUCE

Nghề chạm bạc của người Dao Tiền ở Bắc Kạn được coi là một loại hình di sản văn hoá phi vật thể độc đáo. Đồ trang sức bằng bạc có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người Dao, vừa có giá trị tinh thần trong các hoạt động nghi lễ, đời sống của người Dao (trong các lễ Cấp sắc, lễ Trưởng thành…), vừa có giá trị vật chất rất lớn trong cộng đồng (sở hữu các trang sức hoặc dùng làm sính lễ trong thách cưới…).

Hiện nay nghề chạm bạc đang có nguy cơ bị mai một: trước đây mỗi bản người Dao Tiền đều có hai đến ba nghệ nhân làm nghề chạm bạc, nhưng giờ đã thiếu vắng đi rất nhiều; nhiều bản người Dao Tiền thậm chí không có nghệ nhân chạm bạc.

Bộ ảnh được tác giả (Cao Trung Vinh) thực hiện vào tháng tư và tháng sáu năm 2024, với sự phối hợp của nghệ nhân Triệu Tiến Liềm và hỗ trợ của Hội đồng Anh, nhằm ghi lại các công đoạn của kỹ thuật chạm và các loại hình được chạm bạc tại cộng đồng người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn).

Tư liệu này được thực hiện với mong muốn sẽ giúp thế hệ trẻ có thể hiểu và ứng dụng loại hình di sản văn hóa phi vật thể này trong các hoạt động phát triển văn hoá hiện nay, không chỉ đối với người Dao Tiền mà cho cả các dân tộc khác ở Việt Nam.

IMAGE

Ông Triệu Tiến Liềm (56 tuổi) bên bếp xưởng chạm bạc

Ông Triệu Tiến Liềm (thị trấn Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) là một trong số rất ít nghệ nhân còn giữ được nghề chạm bạc do cha ông truyền lại. Ông được bố mình là Triệu Thừa Thông hiện đã 80 tuổi truyền lại nghề.

Ông Triệu Tiến Liềm đang đục và cắt khuy áo

Đối với ông, nghề chạm bạc vừa như là nghề ông kiếm sống nhưng cũng là nghiệp mà ông phải bảo lưu lại nó. Ông bảo, “nghề này vất, kỳ cạch suốt ngày mà thu nhập chẳng đáng bao, mỗi cái khuy áo từ vào lò, đến đục, cắt được khoảng 10.000 đồng… giờ bọn trẻ nó không thích nghề này đâu”

Nghệ nhân Liềm hướng dẫn cho cộng đồng về quy trình chạm bạc

Kỹ thuật chạm bạc được ông hướng dẫn cho con cái và những người trong thôn hiểu và học tập, nhưng chẳng mấy ai muốn theo nghề.

Vòng vổ 'cùng oàn' và Hoa nhỏ đính vào dải áo 'nhoan piáng'

Hầu hết ông chạm đồ theo yêu cầu của người dân trong cộng đồng.

Các sản phẩm trong trang phục của phụ nữ Dao Tiền mà ông thường xuyên làm phải kể đến như:

  1. Hoa tai 'pù nòm chốt'
  2. Vòng cổ gồm 7 vòng 'cùng oàn'
  3. Cúc áo gồm 10 cúc, mỗi bên 5 cúc 'lùi cạp'
  4. Đai dùng để thắt quanh hông 'lùng sin'
  5. Nhẫn 'pù danh'
  6. vòng tay 'kiềm'
  7. Hoa nhỏ để đính vào dải áo 'nhoan piáng'

Chạm bạc trên túi đựng trầu của phụ nữ Dao Tiền

Ngoài đồ trang sức bằng bạc đi với trang phục thì những đồ dùng hàng ngày như túi đựng trầu và các vật dụng đi kèm cũng được người Dao Tiền sử dụng chạm và khắc với kỹ thuật khéo léo và có giá trị cao.

Các hoa văn bằng bạc được đính trên trang phục của phụ nữ

Trang phục của được may, thêu xong thì đồ chạm bạc mới được đặt làm và đính lên trang phục

Vòng bạc và và Cúc áo

Đối với người Dao Tiền, các đồ bằng bạc, chạm bạc là một phần không thể thiếu trong đồ thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Trước đây, đồ thách cưới gồm 10 đồng bạc trắng, một bộ vòng bạc đeo cổ (bảy vòng), vòng bạc đeo tay (một đôi) và nhẫn cưới. Hiện nay dù đời sống đã thay đổi nhưng đồ thách cưới của nhà gái đối với nhà trai vẫn là những đồ chạm bạc như vậy (tuy có thể ít hơn).

Trang phục của phụ nữ Dao Tiền ở Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay, bạc vẫn là đồ trang sức quan trọng trong đời sống của người Dao Tiền

Was this article helpful?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

MAYBE YOU ARE INTERESTED
bia-bia
Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo ở Hà Giang
AudioImageDocument
8d6e473f3334966acf25-coepy
Hoạ tiết trên Phục trang đặc trưng của Nghệ thuật Hát Bội - Giáp Nam và Giáp Nữ
Hinh-anh-di-san.resize
Kỹ thuật đan mây tre của người Mnông tại xã Yang Yang Tao, Huyện Lắk, Tỉnh Đắk Lắk
Thumbnail
Mô hình hát - nói trong nghệ thuật Hát Bội Việt Nam
Nại Văn Vương. Thôn Tân Đức, Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận. 16
Dân ca Chăm tại Ninh Thuận
le-cung-bo23-1
Lễ cúng bò của người Hmong trắng
IMG_4844
Dân ca của người Ba na ở KBang
Spot-4
Giấy dó ở làng Đống Cao, Bắc Ninh
Chia sẻ di sản
Share your project
Be a part of the project, participate in your local heritage contribution!
Log in

Log in